^
^
Lạc giáo của Phanxicô | Lạc giáo trong Vaticanô II | Lạc giáo của Biển Đức XVI | Lạc giáo của Gioan Phaolô II | Từ điển thuật ngữ nguyên tắc | Sự thật về Sơ Lucia giả mạo | Kế hoạch hoá gia đình tự nhiên (NFP) là tội lỗi | Lòng thương xót Chúa của sơ Faustina là giả | Cửa hàng online và thông tin liên lạc |
Các bước trở lại đạo | Nơi lãnh nhận các bí tích | Kinh Mân Côi | Không có Ơn cứu độ bên ngoài Giáo hội | Thuyết Trống toà là gì | Thánh lễ Mới không thành sự | Nghi thức truyền chức linh mục mới | E-Exchanges |
Dignitatis Humanae – Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
Tuyên ngôn về tự do tôn giáo của Vaticanô II không cần bàn cãi là lạc giáo khét tiếng nhất trong tất cả các văn kiện của Vaticanô II. Để hiểu tại sao lời dạy của Vaticanô II về tự do tôn giáo là lạc giáo, cần phải hiểu giáo huấn bất khả ngộ của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề này.
Tín điều của Giáo Hội Công Giáo nêu rõ nhà nước có quyền, mà quả thật là nghĩa vụ, trong việc ngăn chặn thành viên các tôn giáo giả dối khỏi việc tuyên truyền và thực hành đức tin sai lạc của họ một cách công khai. Nhà nước phải làm điều này để bảo vệ lợi ích chung - lợi ích thiêng liêng của linh hồn – khỏi bị tổn hại bởi việc khuếch tán công khai cái ác. Đó là lý do tại sao Giáo Hội Công Giáo đã luôn dạy rằng Công Giáo nên là tôn giáo duy nhất của đất nước, và rằng nhà nước nên loại trừ và cấm việc tuyên truyền và tuyên xưng niềm tin công khai của bất kỳ tôn giáo nào khác.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét ba đề xuất đã bị lên án cách uy quyền bởi Giáo Hoàng Piô IX trong Ngộ Mậu Biểu.
Giáo Hoàng Piô IX, Ngộ Mậu Biểu, ngày 08 tháng 12 năm 1864, #77:
“Trong thời đại của chúng ta việc đức tin Công Giáo nên là tôn giáo duy nhất của nhà nước, dẫn tới loại trừ bất kỳ giáo phái nào khác là không còn thích hợp.” - Lên án.[1]
Chú ý, suy nghĩ đức tin Công Giáo không nên là tôn giáo duy nhất của nhà nước, dẫn tới loại trừ các tôn giáo khác, là bị lên án. Điều đó có nghĩa rằng Công Giáo nên là tôn giáo duy nhất của Nhà nước và rằng tín đồ những tôn giáo khác cần bị ngăn cản khỏi việc thờ phượng, tuyên xưng, thực hành và tuyên truyền công khai. Giáo Hội Công Giáo không buộc những người vô tín tin vào Đức tin Công Giáo, vì niềm tin (theo định nghĩa) là một hành động tự do của ý muốn.
Tuy nhiên, Giáo Hội dạy rằng chính quyền cần cấm tuyên truyền và tuyên xưng công cộng các tôn giáo giả dối dẫn linh hồn đến Hoả ngục.
Trong Quanta Cura, Giáo Hoàng Piô IX cũng lên án ý tưởng rằng mọi cá nhân nên được cấp quyền tự do tôn giáo dân sự.
Giáo Hoàng Piô IX, Quanta Cura (#3), ngày 8 tháng 12, 1864:
“Từ quan điểm hoàn toàn dối trá đó của chính quyền dân sự bọn chúng chẳng e dè nuôi dưỡng suy nghĩ sai lầm, chí mạng nhất là hậu quả của nó lên Giáo Hội Công Giáo và sự cứu rỗi các linh hồn, được gọi bởi người tiền nhiệm của chúng ta, Đức Grêgôriô XVI, là một sự mất trí, MÀ CỤ THỂ LÀ ‘TỰ DO LƯƠNG TÂM VÀ THỜ PHƯỢNG LÀ QUYỀN CÁ NHÂN CỦA MỖI NGƯỜI, CẦN ĐƯỢC PHÁP LUẬT TUYÊN BỐ VÀ KHẲNG ĐỊNH TRONG MỌI XÃ HỘI ĐƯỢC THIẾT LẬP ĐÚNG ĐẮN...” [5]
Nhưng Vaticanô II dạy điều hoàn toàn ngược lại:
Vaticanô II dạy rằng tự do tôn giáo phải là một quyền dân sự, trực tiếp bị Giáo Hoàng Piô IX lên án. Vaticanô II cũng nói rằng quyền tự do tôn giáo này áp dụng cho biểu hiện công khai cũng như riêng tư; và rằng không ai nên được ngăn chặn khỏi việc biểu hiện hay thực hành công khai tôn giáo của mình. Lời dạy của Vaticanô II là lạc giáo trực tiếp chống lại giáo huấn bất khả ngộ của Giáo Hoàng Piô IX và một loạt các Giáo Hoàng khác. Giáo huấn Vaticanô II về tự do tôn giáo thật sự có thể đã được thêm vào các lỗi trong Ngộ Mậu Biểu lên án bởi Giáo Hoàng Piô IX.
Biển Đức XVI thừa nhận rằng giảng dạy của Vaticanô II về Tự do tôn giáo mâu thuẫn với giáo huấn trong Ngộ Mậu Biểu của Giáo Hoàng Piô IX!
Điều bất ngờ là Biển Đức XVI thừa nhận những gì chúng tôi vừa chứng minh như trên!
Biển Đức XVI thừa nhận ở đây rằng lời dạy của Vaticanô II (mà ông tuân theo) là trực tiếp trái với giáo huấn trong Ngộ Mậu Biểu của Giáo Hoàng Piô IX. Nói cách khác, ông chính thức thừa nhận rằng lời dạy của Vaticanô II là trái với giáo huấn của Huấn quyền Công Giáo. Khó mà yêu cầu thêm một xác nhận rằng giáo huấn của Vaticanô II là lạc giáo. Trong cuốn sách của mình, Biển Đức XVI lặp đi lặp lại điều này, gọi giáo huấn của Vaticanô II là “biểu ngược,” và nói rằng không thể trở lại với giáo huấn của Ngộ Mậu Biểu!
Lạc giáo của Vaticanô II có lẽ được thể hiện rõ nhất trong trích dẫn tiếp theo:
Vaticanô II nói rằng Nhà nước vượt quá thẩm quyền của mình nếu nó dám ngăn chặn hoạt động tôn giáo. Điều này là hoàn toàn lạc giáo.
Giáo Hoàng Lêô XIII, Libertas (#21-23), ngày 20 tháng 6, 1888:
“Công lý do đó cấm, và bản thân lý trí cấm, nhà nước trở thành vô thần; hoặc chấp thuận một chuỗi hành động mà sẽ kết thúc trong sự vô thần – cụ thể là, đối xử với các tôn giáo khác nhau (như họ gọi) là như nhau, và ban cho họ quyền bình đẳng và đặc quyền bừa bãi. Vì việc tuyên xưng một tôn giáo là cần thiết trong Nhà nước, tôn giáo đó phải được tuyên xưng mỗi mình nó là đúng, và có thể được thừa nhận mà không gặp khó khăn, đặc biệt là ở các nước Công Giáo, bởi vì các dấu hiệu của sự thật, như đã luôn, được khắc trên nó ... Mọi người có quyền tự do và khôn ngoan truyền bá trên khắp đất nước mọi điều gì chính xác và đúng đắn, để số người có thể sở hữu chúng càng nhiều càng tốt; nhưng những ý kiến dối trá, mà không có bệnh dịch tinh thần nào lớn hơn, và truỵ lạc làm cho đồi bại trái tim và đời sống đạo đức cần được sốt sắng đàn áp bởi cơ quan công quyền, tránh họ âm thầm hủy hoại nhà nước.” [12]
Ở đây chúng ta thấy Giáo Hoàng Lêô XIII (chỉ đơn giản là nhắc lại giáo huấn nhất quán của Giáo Hoàng nối tiếp Giáo Hoàng) dạy rằng Nhà nước không chỉ có thể, mà nên tước đi và cấm các quyền lợi và đặc quyền của các tôn giáo khác trong việc thực thi các hành vi tôn giáo – đối nghịch chính xác với những gì Vaticanô II tuyên bố. Những hành vi công khai, ý kiến và giáo huấn sai lạc như vậy nên được đàn áp bởi cơ quan công quyền (Nhà nước), theo giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, để các linh hồn không bị bê bối hay bị lôi kéo bởi chúng.
Lạc thuyết của Vaticanô II ở vấn đề này là cực kỳ rõ ràng, nhưng luôn có một số kẻ lạc giáo cố gắng bảo vệ điều không thể bào chữa.
Bác bỏ các nỗ lực bảo vệ giáo huấn của Vaticanô II về Tự do Tôn giáo
Một số người bảo vệ giáo huấn của Vaticanô II về tự do tôn giáo bằng cách lý luận rằng Vaticanô II chỉ đơn giản là dạy rằng chúng ta không nên ép buộc mọi người phải tin.
Như chúng ta đã thấy, điều này là hoàn toàn sai. Vaticanô II không chỉ đơn thuần dạy rằng Giáo Hội Công Giáo không cưỡng bức hoặc ép buộc một người không tin trở thành người Công Giáo. Đúng hơn, Vaticanô II dạy rằng các quốc gia không có quyền đàn áp việc bày tỏ và tuyên truyền và thực hành các tôn giáo sai lầm (vì quyền tự do tôn giáo dân sự nên được công nhận rộng rãi). Một lần nữa, chúng ta phải hiểu sự phân biệt giữa hai vấn đề khác nhau mà những người bảo vệ thiếu trung thực của Vaticanô II đôi khi cố gắng lẫn lộn với nhau: Vấn đề đầu tiên: Giáo Hội Công Giáo không cưỡng bức hoặc ép buộc một người không tin phải tin, bởi niềm tin là tự nguyện – đúng; Vấn đề thứ hai: Nhà nước không thể đàn áp việc bày tỏ công cộng các tôn giáo giả dối – đây mới là điểm Vaticanô II mâu thuẫn với Giáo Hội Công Giáo về tự do tôn giáo. Vấn đề thứ hai là điểm mấu chốt.
Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta hãy đưa ra một ví dụ: Nếu một chính phủ được trình bày, ví dụ, với người Hồi giáo và người Do Thái tổ chức các hoạt động và kỉ niệm tôn giáo của họ ở nơi công cộng (ngay cả khi họ không hề làm phiền an bình hoặc xâm phạm bất kỳ tài sản cá nhân hoặc làm xáo trộn trật tự công cộng nào), Nhà nước có thể và nên (theo giáo huấn Công Giáo) đàn áp các hoạt động cùng lễ kỷ niệm và gửi người Do Thái và Hồi giáo về nhà (hoặc sẽ bắt giữ họ, nếu luật pháp đã được thiết lập) bởi họ khiến mọi người chướng mắt và có thể khiến những người khác tham gia vào các tôn giáo giả dối đó. Nhà nước sẽ nói với họ về nghĩa vụ trở thành tín hữu Công Giáo trước ngai Thiên Chúa và cố gắng hoán cải họ bằng cách hướng dẫn họ đến các linh mục Công Giáo, nhưng không bắt buộc họ phải làm như vậy. Đây là một ví dụ về sự khác biệt rõ ràng giữa 1) buộc một người trở thành tín hữu Công Giáo, một điều Giáo Hội lên án, bởi niềm tin là tự nguyện và 2) quyền của nhà nước trong việc đàn áp hoạt động các tôn giáo giả dối, điều Giáo Hội dạy.
Nhưng Vaticanô II dạy điều hoàn toàn ngược lại. Đoạn văn được trích dẫn dưới đây là lạc giáo rõ ràng nhất của Vaticanô II về tự do tôn giáo. Chúng tôi trích dẫn nó một lần nữa bởi vì đoạn văn này là hoàn toàn không thể biện hộ và xuyên thấu tất cả các nỗ lực làm méo mó nội dung, như nỗ lực của Patrick Madrid ở trên.
Ở đây Vaticanô II nói rằng nhà nước sẽ vượt quá thẩm quyền của mình nếu nó dám chỉ đạo hoặc ngăn chặn hoạt động tôn giáo. Chúng ta vừa thấy như trên Ngộ Mậu Biểu lên án suy nghĩ nhà nước không thể ngăn chặn hoạt động của các tôn giáo khác. Điều này chứng tỏ giáo huấn của Vaticanô II về tự do tôn giáo rõ ràng là sai lệch và lạc giáo, Vaticanô II không chỉ đơn thuần dạy rằng một người không nên bị ép buộc trở thành tín hữu Công Giáo.
Luận điệu “trong những giới hạn chính đáng”
Cố gẳng bảo vệ giáo huấn lạc giáo của Vaticanô II về tự do tôn giáo bằng bất kỳ cách nào, những người biện bạch cho Vaticanô II đưa ra những luận điệu xuyên tạc cực đại. Họ sẽ trích dẫn đoạn văn dưới đây từ Vaticanô II và bóp méo ý nghĩa của nó với hy vọng rằng đoạn văn có thể (do bị bóp méo) bằng cách nào đó phù hợp với giáo huấn truyền thống chống lại tự do tôn giáo. Họ khẳng định rằng Vaticanô II không cho phép tự do thờ phượng công cộng vô điều kiện, nhưng có đề cập đến một số “giới hạn” nhất định.
“Thấy không,” họ nói, “Vaticanô II dạy rằng các quốc gia có thể đặt giới hạn về bày tỏ tôn giáo như vậy; và điều này phù hợp với giáo huấn truyền thống.” Đây là một lập luận cực kỳ thiếu trung thực, xuyên tạc nội dung văn bản, mà người Công Giáo nên cảm thấy phẫn nộ. Đoạn văn trên, trong khi dạy rằng không ai (vô luận theo tín ngưỡng gì) có thể bị ngăn cản bày tỏ tôn giáo bản thân công khai, Vaticanô II chỉ đơn giản là bao gồm tất cả mọi trường hợp có thể và đảm bảo rằng nó không có nghĩa là cho phép tình trạng hỗn loạn trong đất nước.
Vaticanô II cần phải thêm vế “trong những giới hạn chính đáng” để nó không có nghĩa ủng hộ, ví dụ, một nhóm hoạt động tín ngưỡng chặn giao thông trong giờ cao điểm hoặc các buổi lễ tôn giáo được tổ chức giữa đường cao tốc. Do đó, nó phải dạy rằng “không ai bị ép buộc hành động trái với lương tâm… một mình hay cùng với những người khác, trong những giới hạn chính đáng.” Vaticanô II không hề nói rằng một nhà nước Công Giáo có thể giới hạn quyền tự do tôn giáo của công dân ngoại giáo; Vaticanô II vẫn đang dạy lạc thuyết không thể phủ nhận về tự do tôn giáo: rằng tự do tôn giáo phải là một quyền dân sự và không ai bị Nhà nước ngăn cản hành động theo lương tâm nơi công cộng; nhưng nó chỉ đơn giản là biểu thị rằng trật tự công cộng do không thể bị vi phạm bởi những người thực hiện quyền này.
Để chứng minh rằng đây mới là ý nghĩa của đoạn văn – mà rất hiển nhiên với bất kỳ ai xem xét trung thực vấn đề này – chúng ta chỉ đơn giản là trích dẫn cùng mục #2 trong Tuyên ngôn đó:
Chúng ta có thể thấy rằng cụm từ “trong những giới hạn chính đáng” chỉ đơn giản có nghĩa là “miễn là trật tự công cộng chính đáng vẫn được bảo đảm.” Như vậy, theo Vaticanô II, mọi người đều có quyền tự do tôn giáo, bao gồm cả việc bày tỏ và thực hành tôn giáo của mình công khai, mà Nhà nước không thể tước đi miễn là trật tự công cộng được bảo tồn. Đây là lạc giáo. Vaticanô II không hề tuân theo giáo huấn truyền thống, vô luận lạc giáo đồ như “Cha” Brian Harrison nỗ lực thiếu trung thực đến đâu sử dụng cụm từ này để lập luận như vậy. Vaticanô II dạy rằng Nhà nước không thể ngăn chặn việc bày tỏ công khai các tôn giáo sai lạc, rất rõ ràng trong trích dẫn mà chúng ta đã thảo luận.
Không cách nào bảo vệ lạc giáo vô pháp bào chữa của Vaticanô II về tự do tôn giáo.
Kháng bác “giáo huấn về Tự do Tôn giáo không phải là một tín điều”
Chứng kiến sự mâu thuẫn rõ ràng giữa giáo huấn của Vaticanô II về tự do tôn giáo và giáo huấn truyền thống, những người bảo vệ sự bội đạo hậu Vaticanô II đã nhấn mạnh rằng, mặc dù có mâu thuẫn, giáo huấn của Vaticanô II không tính là lạc giáo vì giáo huấn truyền thống về tự do tôn giáo không được dạy bất khả ngộ như một tín điều.
Điều này là hoàn toàn sai, và dễ dàng phản biện. Ý nghĩ được dạy bởi Vaticanô II, rằng mọi người nên được trao quyền tự do tôn giáo dân sự, để kẻ đó được pháp luật đảm bảo quyền thực hành và truyền bá tôn giáo sai lầm của mình một cách công khai, đã bị Giáo Hoàng Piô IX lên án cách định tín, long trọng và bất khả ngộ trong Quanta Cura. Ngôn ngữ mà Đức Piô IX sử dụng thừa đủ đáp ứng các yêu cầu cho một minh định tín lý. Xin lưu ý đặc biệt các phần in đậm và gạch chân.
Giáo Hoàng Piô IX, Quanta Cura (# 3-6), ngày 8 tháng 12 năm 1864, ex cathedra: “Từ quan điểm hoàn toàn dối trá đó của chính quyền dân sự bọn chúng chẳng e dè nuôi dưỡng suy nghĩ sai lầm, chí mạng nhất là hậu quả của nó lên Giáo Hội Công Giáo và sự cứu rỗi các linh hồn, được gọi bởi người tiền nhiệm của chúng ta, Đức Grêgôriô XVI, là một sự mất trí, MÀ CỤ THỂ LÀ ‘TỰ DO LƯƠNG TÂM VÀ THỜ PHƯỢNG LÀ QUYỀN CÁ NHÂN CỦA MỖI NGƯỜI, CẦN ĐƯỢC PHÁP LUẬT TUYÊN BỐ VÀ KHẲNG ĐỊNH TRONG MỌI XÃ HỘI ĐƯỢC THIẾT LẬP ĐÚNG ĐẮN; và rằng một quyền thuộc về mọi công dân dẫn tới một sự tự do tuyệt đối, không bị cấm cản bởi bất cứ quyền bính nào dù là giáo hội hay dân sự, THEO ĐÓ HỌ CÓ THỂ CÓ THỂ THẲNG THẮN VÀ CÔNG KHAI TUYÊN XƯNG VÀ TUYÊN BỐ BẤT KỲ Ý TƯỞNG CỦA HỌ VỀ BẤT CỨ ĐIỀU GÌ, HOẶC BẰNG LỜI NÓI, BẰNG BÁO CHÍ, HOẶC BẰNG BẤT KỲ CÁCH NÀO KHÁC.’ Nhưng trong khi họ mù quáng khẳng định điều này, họ không hiểu và chú ý rằng họ đang rao giảng thứ tự do rơi vào kiếp trầm luân... VÌ VẬY, BỞI UY QUYỀN TÔNG TOÀ, CHÚNG TA BÀI XÍCH, TRỤC XUẤT, VÀ LÊN ÁN TẤT CẢ NHỮNG Ý KIẾN VÀ GIÁO LÝ KÌ QUẶC VÀ HIỂM ĐỘC ĐẶC BIỆT ĐƯỢC ĐỀ CẬP TỚI TRONG BỨC THƯ NÀY, VÀ BẮT BUỘC CÙNG LỆNH RẰNG ĐIỀU NÀY ĐƯỢC TRIỆT ĐỂ NẮM GIỮ BỞI TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI CON CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO NHƯ BỊ BÀI XÍCH, TRỤC XUẤT, VÀ LÊN ÁN.” [20]
Giáo Hoàng Piô IX long trọng lên án, bài xích và trục xuất (cấm) suy nghĩ hiểm độc này bởi uy quyền tông toà của ngài, và long trọng tuyên bố rằng tất cả các người con của Giáo Hội Công Giáo phải xem ý kiến hiểm độc này như bị lên án. Đây là ngôn ngữ trang trọng và giáo huấn bất khả ngộ ở mức độ cao nhất. Không nghi ngờ gì Quanta Cura cấu thành một sự lên án tín lý ý tưởng tự do tôn giáo nên là một quyền dân sự được trao cho mọi người. Do đó, lời dạy của Vaticanô II là lạc thuyết trực tiếp chống lại giáo huấn bất khả ngộ ở vấn đề này.
Giáo huấn của Vaticanô II về Tự do Tôn giáo bác bỏ toàn bộ Lịch sử Kitô giáo và phá hủy Xã hội Công Giáo
Chúng tôi đã chỉ ra rằng giáo huấn của Vaticanô II về tự do tôn giáo là lạc giáo. Nhiều ví dụ khác có thể được đưa ra để chỉ ra rằng giảng dạy của Vaticanô II về tự do tôn giáo là sai trái, xấu xa và phi công giáo. Ví dụ, Công đồng tín lý Vienne đặc biệt chỉ thị các nhà lãnh đạo Công Giáo các quốc gia rằng họ phải công khai kiểm soát (tức là công khai đàn áp) hoạt động thờ phượng Hồi giáo công cộng. Giáo Hoàng Clêmentê V đã nhắc nhở nhà nước về nghĩa vụ bản thân trong việc cấm tuyên xưng công cộng các tôn giáo giả dối.
Giáo Hoàng Clêmentê V, Công đồng Vienne, 1311-1312:
“Đó là một sự xúc phạm đến tên thánh và một sự ô nhục đối với đức tin Kitô giáo rằng ở một số nơi trên thế giới thuộc quyền các hoàng tử Kitô hữu nơi người saracen [tức những người theo Hồi giáo] sống, đôi khi tách rời, đôi khi hoà lẫn với các Kitô hữu, các mục sư saracen, thường được gọi là Zabazala, trong đền thờ hoặc thánh đường Hồi giáo của họ, trong đó saracen đến để tôn thờ tên Mahomet vô đạo, lớn tiếng cầu khẩn và tán dương tên của hắn mỗi ngày vào những giờ nhất định từ một nơi cao... Điều này mang lại tiếng xấu cho đức tin của chúng ta và mang lại bê bối lớn lao cho những ai ngoan đạo. Hoạt động này không thể được dung thứ mà không làm bất mãn Đấng Tối cao. Do đó, chúng ta, với sự chấp thuận của thánh công đồng, nghiêm cấm các hoạt động như vậy từ nay trở đi trên các vùng đất Kitô giáo. Chúng ta chỉ thị các hoàng tử Công Giáo, một và tất cả... Bọn chúng đặc biệt bị nghiêm cấm cầu khẩn tên phạm thánh của Mahomet... Những kẻ được cho là hành động trái đi phải bị các hoàng tử trừng phạt vì sự bất kính của họ, để những kẻ khác bị thoái chí khỏi sự táo tợn như vậy.”[21]
Theo Vaticanô II, giáo huấn này của Công đồng Vienne là sai lầm. Cũng sai lầm, theo giáo huấn của Vaticanô II, rằng Kitô giáo được Theodosius tuyên bố là quốc giáo của Đế quốc La Mã vào năm 392 sau Công nguyên và tất cả các ngôi đền ngoại giáo bị dẹp bỏ.[22] Điều này cho chúng ta thấy một lần nữa rằng giáo huấn của Vaticanô II về tự do tôn giáo là hiểm độc và lạc giáo.
Giáo huấn lạc giáo của Vaticanô II về tự do tôn giáo chính xác là lý do tại sao hậu Vaticanô II, một số quốc gia Công Giáo đã thay đổi hiến pháp Công Giáo của họ thiên về một bản thế tục hơn! Hiến pháp Công Giáo của Tây Ban Nha và Colombia đã thực sự bị bỏ đi theo chỉ đạo rõ ràng của Vatican, và luật pháp của những quốc gia đó đã thay đổi cho phép thực hành công khai các tôn giáo phi Công Giáo.
Những thay đổi trong Luật Công Giáo Tây Ban Nha là kết quả của Vaticanô II
“Fuero de los Espanoles,” luật pháp cơ bản của Nhà nước Tây Ban Nha được thông qua vào ngày 17 tháng 7 năm 1945, chỉ cho phép thực hành các tôn giáo phi Công Giáo nơi kín đáo và cấm tất cả các hoạt động tuyên truyền về phần các tôn giáo sai lệch.
Ta có thể thấy rằng, đồng thuận với giáo huấn Công Giáo truyền thống, luật pháp Tây Ban Nha ra lệnh rằng chỉ nghi lễ và các hoạt động bày tỏ tôn giáo công khai của Công Giáo là được cho phép. Tuy nhiên, sau Vaticanô II, “Ley Organica del Estado” (ngày 10 tháng 1 năm 1967) thay đổi đoạn 2 điều 6:
Hơn nữa, lời mở đầu cho Hiến pháp Tây Ban Nha, sửa đổi cùng trong “Ley Organica del Estado” sau Vaticanô II, tuyên bố rõ ràng:
Ta có thể thấy rằng mục hai Điều 6 Hiến pháp năm 1945 bị thay đổi bởi phiên bản năm 1967 chính xác nhằm đưa luật pháp Tây Ban Nha đồng thuận với Tuyên ngôn của Vaticanô II! Việc sửa đổi luật pháp Công Giáo ở một đất nước Công Giáo, thay đổi nhằm thích ứng với tôn giáo mới của Vaticanô II, biểu hiện rõ hơn bất cứ điều gì ảnh hưởng đã diễn ra. Tây Ban Nha, từ chỗ một quốc gia Công Giáo trở thành một đất nước vô thần, giờ đây luật pháp bảo vệ ly hôn, đồng tính, phim ảnh khiêu dâm và các biện pháp tránh thai, tất cả phải cảm ơn Vaticanô II.
Phù hợp với giáo huấn lạc giáo về tự do tôn giáo, Vaticanô II dạy lạc thuyết rằng tất cả các tôn giáo đều có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Văn kiện Vaticanô II, Dignitatis Humanae #4:
“Các cộng đồng tôn giáo cũng có quyền công khai giảng dạy và minh chứng đức tin của mình bằng lời nói và bằng chữ viết mà không bị cấm cản.”[25]
Ý tưởng rằng tất cả mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí đã bị lên án bởi nhiều Giáo Hoàng. Chúng tôi sẽ chỉ trích dẫn Giáo Hoàng Grêgôriô XVI và Giáo Hoàng Lêô XIII. Chú ý rằng Giáo Hoàng Grêgôriô XVI gọi ý tưởng này là (chính điều được dạy bởi Vaticanô II) tai hại và “chưa bao giờ bị lên án thoả đáng.”
Tất cả các giáo huấn Công Giáo trên đây trực tiếp mâu thuẫn với giảng dạy lạc giáo của Vaticanô II.
Trở về Cuộc Cách mạng Vaticanô II (1962-1965).
Chú thích:
[1] Denzinger 1777.
[2] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 115.
[3] Denzinger 1778.
[4] Denzinger 1755.
[5] Denzinger 1690.
[6] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 1002.
[7] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 1003.
[8] Biển Đức XVI, Principles of Catholic Theology, San Francisco, CA: Ignatius Press, 1982, tr. 381.
[9] Biển Đức XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 385.
[10] Biển Đức XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 391.
[11] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 1004.
[12] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 175-176.
[13] Patrick Madrid, Pope Fiction, San Diego: Basilica Press, 1999, tr. 277
[14] Denzinger 1778.
[15] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 1004.
[16] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 1002.
[17] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 1003.
[18] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 1004.
[19] Chris Ferrara, Catholic Family News, “Opposing the Sedevacantist Enterprise, Part II,” Tháng mười 2005, tr. 24-25.
[20] Denzinger 1690; 1699.
[21] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 380.
[22] Fr. Gioan Laux, Church History, tr. 98.
[23] Denzinger 1995.
[24] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 271.
[25] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 1004.
[26] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 238.
[27] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 180.
[28] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 114.
Bài Viết Liên Quan